Bệnh bò điên lây qua đường nào? Cách chẩn đoán và phòng ngừa

Bệnh bò điên là một bệnh nhiễm độc prion gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe con người và súc vật. Hiện vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm nên những người bị mắc bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh bò điên là gì?

Bệnh bò điên (tiếng anh là bovine spongiform encephalopathy, viết tắt BSE) là một bệnh lý viêm não thể bọt biển ở bò. Bệnh này xảy ra do một protein nhiễm độc prion dẫn đến suy thoái hệ thần kinh và gây chết ở gia súc.

bệnh bò điên

Cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học đã sốc với khả năng lây nhiễm cho người. Tuy số lượng gia súc bị chết do bệnh bò điên không đáng kể so với bệnh lở mồm long móng nhưng bệnh lý này vẫn được nhiều người chú ý vì có thể lây qua người.

Bệnh bò điên lây nhiễm sang người gây rối loạn thoái hóa não, chứng mất trí nhớ, thậm chí là tử vong. Người bị mắc bệnh này thường có những triệu chứng rối loạn não, mất trí nhớ giống bệnh Alzheimer.

Những năm 1990, bệnh bò điên đã được công chúng quan tâm nhiều hơn khi một người mắc bệnh ở Vương Quốc Anh sau khi ăn mô tủy sống hoặc não của bò mắc bệnh.

Bệnh bò điên rất hiểm gặp và ít xảy ra ở người nhưng lại gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Theo ước tính mỗi năm trên thế giới cứ một triệu người có một người được chẩn đoán mắc bệnh bò điên, nhất là ở người cao tuổi.

Ở Việt Nam, những năm qua đã ghi nhận một số ca nghi ngờ mắc. Do cơ sở vật chất thấp để chẩn đoán bệnh và chưa có thuốc đặc trị nên thường được xuất viện về nhà.

Những nước đã ghi nhận có sự xuất hiện của bệnh

Những quốc gia đã ghi nhận là có trường hợp bị mắc bệnh bò điên bao gồm:

  • Áo
  • Bỉ
  • Cộng hòa Séc
  • Đan Mạch
  • Phần Lan
  • Pháp
  • Đức
  • Ý
  • Ireland
  • Israel
  • Nhật Bản
  • Liechtenstein
  • Luxembourg
  • Hà Lan
  • Ba Lan
  • Bồ Đào Nha
  • Slovakia
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Thụy Sĩ
  • Vương quốc Anh

Triệu chứng của bệnh bò điên

Những người bị mắc bệnh bò điên thường có những dấu hiệu tinh thần suy sụp nhanh chóng trong vòng một vài tháng. Ngoài ra người bệnh còn có một số triệu chứng phổ biến khác như:

  • Tính cách thay đổi
  • Lo ngại
  • Phiền muộn
  • Mất trí nhớ
  • Suy nghĩ bị khiếm khuyết
  • Nhìn mờ hoặc bị mù
  • Mất ngủ
  • Khó nói
  • Khó nuốt
  • Co giật đột ngột

Nếu bệnh tiến triển nặng hơn sẽ khiến các triệu chứng tâm thần trầm trọng hơn và rơi vào tình trạng hôn mê. Đặc biệt, nhiều người bệnh có thể bị suy hô hấp, nhiễm trùng và viêm phổi, suy tim, tử vong. Người bệnh thường tử vong trong vòng một năm mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh bò điên

Bệnh bò điên và những biến thể của nó đều thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm gây bệnh tích nhũn não.

Nguyên nhân gây bệnh bò điên là do các protein truyền nhiễm ở não, ruột non, tủy sống của bò nhiễm bệnh. Khi sử dụng thịt hoặc các bộ phận khác của một con bò mắc bệnh sẽ khiến người đó bị mắc bệnh. Nhất là những người ăn não hoặc mô tủy sống của gia súc mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những người thường mắc bệnh bò điên

Theo ước tính của nhà khoa học, trên thế giới mỗi năm có 1/1.000.000 người mắc bệnh, nhất là ở những người cao tuổi.

Yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố khiến bạn bị mắc bệnh bò điên bao gồm:

  • Di truyền: Bố mẹ bị mắc bệnh thì nguy cơ cao con sau khi sinh ra cũng sẽ mắc bệnh.
  • Do ô nhiễm: Bạn cũng có thể mắc bệnh khi tiếp xúc với mô của người bị nhiễm bệnh như ghép giác mạc hoặc da.
  • Ngẫu nhiên: Hầu hết những người mắc bệnh bò điên đều không có lý do rõ ràng.
  • Tuổi tác: Bệnh này lây nhiễm từ gia đình sẽ có biểu hiện sớm và gây ảnh hưởng người ở độ tuổi rất trẻ, thông thường ở cuối độ tuổi 20.

Chẩn đoán mắc bệnh bò điên

Kiểm tra mô não và sinh thiết não là phương pháp chẩn đoán bệnh bò điên phổ biến. Các bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên tiền sử y tế và cá nhân, khám thần kinh và chẩn đoán.

Hiện nay, các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh bò điên bằng những phương pháp xét nghiệm sau đây:

  • Điện não đồ (EEG): Điện cực sẽ được đặt lên da đầu và đo hoạt động của não bộ. Nếu bị mắc bệnh thì sẽ cho ra một mô hình đặc trưng bất thường.
  • MRI: Bác sĩ sẽ sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để đưa ra hình ảnh cắt ngang cơ thể và đầu. Phương pháp này giúp chẩn đoán những rối loạn não vì có thể hiện rõ được hình ảnh chất xám và chất trắng của não.
  • Kiểm tra chất lỏng cột sống: Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này để phát hiện có một loại protein đặc biệt trong dịch tủy não có khả năng gây bệnh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim để rút một lượng nhỏ dịch tủy não để kiểm tra.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh bò điên

Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh bò điên hiệu quả. Do đó, bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp giảm đau và điều trị các triệu chứng để giảm bớt sự nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Nếu bạn là một người chăn nuôi gia súc, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu gia súc từ các nước bên ngoài
  • Quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý thức ăn gia súc và chăm sóc con vật bị ốm
  • Giám sát và kiểm tra để theo dõi sức khỏe gia súc
  • Lập danh sách những bộ phận nào của gia súc được phép đưa vào chế biến để tiêu thụ

Nếu không phải là một người chăn nuôi gia súc thì bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm các hoạt động như:

  • Không ăn ruột bò, não bò, tủy bò
  • Chỉ ăn thịt bò từ những nhà cung cấp đáng tin cậy
  • Nếu bạn nằm trong những trường hợp đặc biệt (đang mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
  • Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn thịt bò

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về bệnh bò điên và những nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mọi người những kiến thức tham khảo bổ ích về loại bệnh nguy hiểm này.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *