Lạc đà không bướu là con gì? Lạc đà llama sống ở đâu

Chúng ta đã quá quen thuộc với cái tên lạc đà, nhưng lạc đà không bướu với cái tên tiếng anh ngộ nghĩnh llama thì sao? Bạn có thắc mắc về loại động vật này hay đặt ra câu hỏi liệu có loại lạc đà nào mà không có bướu hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để làm rõ về lạc đà không bướu là như thế nào nhé.

Lạc đà không bướu là con gì?

Bạn có tò mò tại sao lạc đà mà lại không có bướu trong khi bạn biết rất rõ ràng rằng lạc đà có bướu rất lớn? Vậy hai loại động vật này có gì khác nhau? Cả 2 loại cùng thuộc họ lạc đà, tuy nhiên sự khác nhau thì được phân biệt ngay trong cái tên gọi.

lạc đà không bướu là con gì

Lạc đà không bướu còn được gọi với cái tên khác là đà cừu bởi rất nhiều người thấy chúng rất giống một chú cừu về hình dáng bên ngoài. Đây là loại động vật có vú, thường sinh sống theo bầy đàn và gần như là đã được thuần hóa.

Đặc điểm nhận dạng

Những con lạc đà không bướu thuộc bộ guốc chẵn, là loại động vật ăn cỏ. Chúng có một bộ lông màu trắng rất mềm như lông cừu, đôi khi cũng có thể có màu xám hoặc nâu. Loại lạc đà này không hề có cấu tạo bướu ở cổ như các loại lạc đà mà chúng ta thường thấy. Chúng có đôi tai khá dài và cong về phía bên trong nhiều hơn, phần đuôi thì lại khá ngắn.

Kích thước của chúng được nhận biết tùy theo họ là lạc đà không bướu Llama hay lạc đà không bướu Alpaca. Thông thường loại Llama sẽ có kích thước lớn hơn, một con lạc đà Llama trưởng thành có thể cao tới 1 mét 8 và nặng khoảng 2 tạ. Một con lạc đà không bướu Alpaca trưởng thành lại cao khoảng 1 mét và nặng không tới 1 tạ.

Tập tính sinh sản của lạc đà không bướu

Lạc đà không bướu sinh sản phóng noãn và có chu kỳ sinh sản không cố định. Thời gian mang thai của lạc đà không bướu thường kéo dài tới gần 1 năm, khi mới sinh loại động vật này thường không thể phân biệt giống đực và cái. Bởi đối với con cái chúng mất 1 năm để có thể hoàn thiện về giới tính, trong khi đó con đực lại mất tới khoảng 3 năm (gấp 3 lần con cái).

llama là con gì

Chúng thường sinh con vào lúc thời tiết trong ngày ấm áp nhất bởi nếu thời tiết bất thường có thể khiến lạc đà con tử vong khi vừa mới sinh. Tuổi thọ của chúng có thể duy trì khoảng 20 năm hay lên tới 30 năm.

Thuần hóa lạc đà không bướu

Đa phần các loại lạc đà không bướu đều được con người thuần chủng để nuôi dưỡng. Chúng sẽ rất thân thiện với con người và có một lối sống nguyên tắc, kỷ luật cao. Con người dùng chúng để luân chuyển hàng hóa, đôi khi lượng hàng hóa này còn nặng hơn trọng lượng cơ thể chúng tới 1,3 lần.

Tuy nhiên nếu bị ép vận chuyển hàng thái quá chúng sẽ cộc cằn và không chịu nghe lời. Tập tính sống theo bầy đàn nên trong một đàn lạc đà không bướu sẽ có một con mạnh nhất đứng đầu. Nếu gặp nguy hiểm con đứng đầu sẽ ra hiệu cho các thành viên đề phòng.

Lạc đà không bướu sống ở đâu?

Loại lạc đà này sẽ sinh sống ở những vùng khí hậu ấm áp quanh năm, chúng không thể sống ở môi trường quá lạnh vì lý do sinh sản. Người ta nhận định rằng lạc đà không bướu được phát hiện khoảng hơn 40 triệu năm trước ở vùng đồng bằng Bắc Mỹ, sau đó chúng mới di chuyển sang vùng Nam Mỹ. Hiện nay người ta chỉ có thể tìm thấy hóa thạch của chúng ở Bắc Mỹ, nên ở Nam Mỹ chúng được coi là loại động vật đặc chủng.

lạc đà không bướu sống ở đâu

Ngoài tự nhiên chúng sẽ kiếm ăn ở các vùng cỏ trên núi ở độ cao từ 3,5 km đến 5 km trên các sườn núi ở Ecuador, Peru, Cusco, bắc Chile… Ngày nay, người ta sẽ mang chúng về nuôi dưỡng để phục vụ cho mục đích vận chuyển hàng hóa hay lấy thịt. Vì thế chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của loại động vật này ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada…

Trên đây là bài viết về lạc đà không bướu, một loại động vật đặc biệt có nhiều giá trị đối với con người. Sự suy giảm nhanh chóng của loại động vật này là một điều đáng báo động cho con người cần biết. Hy vọng bài viết đã mang được những thông tin hữu ích đến với bạn.

3.8/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *