Nhà văn Tô Hoài tên thật là gì? Sinh năm nào, mất năm nào

Là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam, Tô Hoài không chỉ được nhiều bạn trong nước yêu thích, mà tên tuổi của ông còn nổi tiếng trên thế giới. Ông được mệnh danh là nhà văn của mọi thế hệ. Điều gì khiến nhà văn Tô Hoài được mọi người ngưỡng mộ vậy. Hôm này chúng tôi sẽ giới thiệu vài điều về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp nhà văn Tô Hoài, hãy cùng theo dõi nhé.

Tiểu sử nhà văn Tô Hoài

Tô Hoài sinh ngày 27/9/1920, trong gia đình thợ thủ công tại thôn Đồng Cát, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Nhưng ông lớn lên chủ yếu ở quê mẹ tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (này phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội). Tô Hoài có tên khai sinh là Nguyễn Sen, còn bút danh Tô Hoài của ông được ghép từ hai địa danh là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức nơi ông sinh sống. Ngoài ra, ông còn một số bút danh khác như: Mai Trang, Thái Yên, Phạm Hòa và Hồng Hoa.

nhà văn Tô Hoài

Tuổi thơ của ông rất khó khăn cực khổ, nhưng vốn rất cần cù, chịu khó nên ông sớm làm qua nhiều nghề khác nhau để sinh sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán, thợ thủ công dệt lụa,…cũng có những thời điểm ông không có việc làm.

Tên tuổi của Tô Hoài được mọi người biết đến từ khi ông bắt đầu viết văn. Với tác phẩm đầu tay là Dế mèn phiêu lưu kí ra đời đã được các độc giả tích cực đón nhận.

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, tham gia các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại thời điểm này, ông tập trung vào lĩnh vực báo chí, tuy nhiên vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Sau năm 1945, ông trở thành một trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam. Cùng năm đó Tô Hoài làm chủ nhiệm tờ báo Cứu Quốc.  Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, năm 1954 ông bắt đầu tập trung vào sự nghiệp sáng tác. Với gần 70 năm sáng tác, ông đã có hơn 100 tác phẩm để đời với nhiều thể loại khác nhau, bao gồm: truyện ngắn, truyện dài kỳ, kịch bản phim, hồi ký, tiểu luận, truyện thiếu nhi,…

Nhà văn Tô Hoài mất năm nào?

Nhà văn Tô Hoài mất năm nào? Tô Hoài mất vào ngày 6/7/2014, hưởng thọ 93 tuổi tại Hà Nội. Tô Hoài là một nhà văn rất đa tài, trong suốt sự nghiệp sáng tác ông đều miệt mài phục vụ con người, đặc biệt đối tượng trẻ em với nhiều tác phẩm nổi tiểng, trong đó phải kể đến Dế mèn phiêu lưu kí. Đây là tác phẩm văn xuôi viết cho thiếu nhi, miêu tả đặc sắc thiên nhiên, động vật vô cùng sôi động và thú vị, cùng với đó là ý nghĩa bài học nhân sinh tác giả muốn gửi gắm. Tác phẩm không chỉ được bạn đọc trong nước chào đón, mà còn nổi tiếng trên thế giới, mọi người rất yêu thích, ngưỡng mộ.

Trước cách mạng tháng 8, tác phẩm của ông chủ yếu viết về động vật và những câu chuyện về cuộc đời nghèo khổ của người nông dân. Một số tác phẩm tiêu biểu thời đó như:

  • Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941)
  • Quê người (1941)
  • O chuột (1942)
  • Giăng thề (1943))
  • Nhà nghèo, Xóm giếng ngày xưa, Cỏ dại (1944)

Sau cách mạng tháng Tám, ông có chuyển hướng rõ nét trong phong cách sáng tác của mình. Đề tài ở giai đoạn này chủ yếu phê phán bọn giặc xâm lược, cũng như sự đau khổ của người dân dưới ác thống trị của chúng và con đường đến với cách mạng giải phóng đất nước.

Một số tác phẩm nổi tiếng giai đoạn này như:

  • Núi cứu quốc (1948)
  • Truyện Tây Bắc (1952)
  • Mười năm (1957)
  • Miền Tây (1967)
  • Cát bụi chân ai (1992)
  • Ba người khác (2006)

Một trong những thành công của Tô Hoài ở giai đoạn này phải nhờ đến tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trong tập truyện Tây Bắc (1952). Tác phẩm kể về cuộc đời của nhân vật Mị và a Phủ phải sống kiếp người còn không bằng trâu bò. Tô Hoài đã khắc họa lên hình tượng người con gái cam chịu ấy ẩn chứa một sức sống mãnh liệt. Mị đại diện cho những người nông dân vùng núi Tây Bắc- họ luôn khát khao được sống, được tự do hạnh phúc dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Chỉ cần có tia hy vọng nhỏ nhoi, họ sẽ vùng dậy và giành lấy. Tác phẩm đạt giải nhất Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam năm 1954 – 1955.

Nhà văn Tô Hoài tên thật là gì?

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của mình, nhà văn đã giành được rất nhiều giải thưởng quan trọng như:

  • Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc)
  • Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà)
  • Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây)
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1 – 1996)
  • Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010

Hiện tại ông được xem là một trong những nhà văn có nhiều đầu sách xuất bạn nhất, với hơn 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau. Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp văn chương phong phú của ông khó ai sánh kịp. Người đọc cho dù ở mọi thế hệ nào có lẽ không thể quên được những đóng góp đặc sắc, độc đáo của Tô Hoài đối với  nền văn chương dân tộc.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *