Gà rừng lông xanh, lông đỏ và gà rừng Việt Nam có gì khác nhau

Gà rừng là một loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. Để hiểu hơn về những đặc tính và giống gà rừng, mời mọi người cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Gà rừng lông xanh

Gà rừng lông xanh hay còn được gọi với tên khác là gà rừng Java hoặc gà rừng xanh Java.

Nó thuộc họ Phasianidae, có tên khoa học là Gallus varius.

Gà rừng lông xanh sống ở đâu

Gà rừng lông xanh thường sinh sống và ẩn nấp ở những bụi cây tại những khu rừng nhiệt đới hoặc nhiệt đới ẩm. Chúng chỉ phân bố ở một số đảo thuộc Indonesia như

  • Java
  • Bali
  • Lombok
  • Komodo
  • Flores
  • Rinca

gà rừng lông xanh

Đặc điểm hình dạng

Những đặc điểm nhận dạng của gà rừng lông xanh bao gồm:

  • Lông màu đen ánh kim
  • Gần cổ có hoa văn, gáy xanh nhạt
  • Lông bao cánh màu đồng
  • Mồng tím – đỏ, gần gốc phớt xanh
  • Lông mã nhỏ, màu đen ánh kim viền vàng
  • Đuôi thấp hơn các loài gà khác
  • Gà trống cỡ trung bình 75cm, gà mái nhỏ hơn

Tập tính và thức ăn

Chúng thường sống và kiếm mồi trong những khu rừng hoang dã, rậm rạp. Chúng thường sống thành từng đàn nhỏ từ 2-5 con, con trống chiếm ưu thế.

Đến mùa sinh sản, gà rừng lông xanh trống sẽ sử dụng bộ lông sặc sỡ của mình để thu hút sự chú ý của con mái.

Thức ăn chủ yếu của chúng là những loại hạt tìm được trong tự nhiên như ngũ cốc, gạo, lúa. Chúng cũng thường ăn những loài côn trùng nhỏ, đặc biệt là gà con.

Gà rừng lông đỏ

Gà rừng lông đỏ là một trong bốn loài gà thuộc chi gà rừng, họ Phasianidae, tên khoa học là Gallus gallus.

Gà rừng lông đỏ sống ở đâu

Gà rừng lông đỏ thường sống tập chung ở những khu rừng rậm, vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới chúng thường phân bố ở một số nước như Trung Quốc, Myanma, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Ở Việt Nam, nó thường phân bố ở những tỉnh trung du miền núi.

gà rừng lông đỏ

Phân loại

Gà rừng lông đỏ được chia thành một số loại khác nhau bao gồm:

  • Gà rừng lông đỏ Đông Dương (Gallus gallus gallus)
  • Gà rừng lông đỏ Java (Gallus gallus bankiva)
  • Gà rừng lông đỏ Ấn Độ (Gallus gallus murghi)
  • Gà nhà (Gallus gallus domesticus)
  • Gà rừng lông đỏ Việt Nam (Gallus gallus jabouillei)
  • Gà rừng lông đỏ Myanmar (Gallus gallus spadiceus)

Đặc điểm hình dạng

Đặc điểm gà rừng lông đỏ trống:

  • Có thân hình thanh hơn
  • Màu lông màu đỏ xen lẫn ít màu đen
  • mào nhỏ
  • Lông đuôi thưa với tối đa 2 cọng lông đuôi cong chính
  • Khoảng 4 lông đuôi cong phụ mỗi bên, các lông đuôi cong phụ cũng không quá dài

Đặc điểm gà rừng lông đỏ mái:

  • Thân hình thon nhỏ
  • Màu lông toàn thân xám
  • Có mào thật nhỏ gần như không thấy được khi nhìn xa
  • Mặt trơn láng, không có tích
  • Đầu nhìn giống đầu chim trĩ

Tập tính và thức ăn

Gà rừng lông đỏ trống không tham gia vào việc ấp trứng và nuôi con non. Công việc này thường là do con mái đảm nhận vì chúng có màu lông xám rất dễ ngụy trang.

Thức ăn chính của chúng là những loại hạt như ngũ cốc, gạo, lúa. Chúng cũng ăn được cả những loài con trùng, sâu bọ, đặc biệt là ở gà con.

Loại gà rừng lông đỏ ở Việt Nam

Ở Việt Nam có 3 loài bao gồm:

  • Gallus gallus gallus phân bố từ phía nam tỉnh Hà Tĩnh vào đến Nam Bộ
  • Gallus gallus jabouillei phân bố ở vùng Đông Bắc
  • Gallus gallus spadiceus phân bố ở vùng Tây Bắc

Gà rừng Việt Nam

Gà rừng Việt Nam có tên khoa học là Gallus gallus jabouillei, đây là một loại gà thuộc phân loài gà rừng lông đỏ và phân bố chủ yếu ở tỉnh trung du miền núi.

Đặc điểm hình dạng

  • Cánh dài khoảng 20 đến 25 cm, nặng 1 đến 1,5 kg
  • Mỏ thịt đỏ, có màu xám sừng hoặc xám chì
  • Mắt có màu nâu hoặc vàng cam
  • Chân xám nhạt, chân chì, cựa dài nhọn
  • Tai có màu trắng phau
  • Gà trống có lông đầu và cổ màu đỏ cam, lưng và cánh có màu đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi có màu đen
  • Gà mái toàn thân là một màu nâu xỉn

gà rừng việt nam

Tập tính

Gà rừng Việt Nam thường sống trong những khu rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gõ pha nứa, giang.

Chúng thường hoạt động thành từng bầy đàn vào 2 thời điểm sáng sớm và chiều tối. Chúng thường thích ngủ trên những bụi giang nứa có nhiều cây đổ ngang, cao dưới 5 m.

Gà rừng Việt Nam thường sinh sản bắt đầu từ tháng 3, một con trống sẽ đi cùng một con mái. Mỗi lứa chúng thường đẻ từ 5 đến 10 quả và ấp trứng trong khoảng 21 ngày.

Chúng rất tinh nhanh và sẽ nhanh chóng ẩn nấp khi chỉ có một tiếng động nhẹ. Tổ của chúng rất khó tìm vì thường đẻ trứng ở bãi cỏ rậm rạp và ngụy trang kín đáo.

Chúng thường bị mắc các bệnh về hô hấp vào mùa mưa.

Thức ăn

Thức ăn chủ yếu của gà rừng Việt Nam là những loài quả, hạt tìm thấy trong tự nhiên như quả đa, si, hạt cỏ dại, thóc, ngô, đậu xanh. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể ăn một số loại sâu bọ và con trùng như mối, kiến, châu chấu, nhái, gian đất.

Thành phần sinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng có trong thịt bao gồm:

  • 24,4% protid
  • 4,8% lipid
  • 14 mg% Ca
  • 263 mg% P
  • 0,4 mg% Fe
  • Một số vitamin

Tình trạng hiện nay

Trước kia người ta thường thấy chúng xuất hiện ở gần những khu vực dân sinh, chúng còn thường xuyên giao phối với gà nhà.

Hiện nay, số lượng gà rừng ngày một suy giảm nhanh chóng và rất ít khi thấy sự xuất hiện của chúng. Do nạn săn bắt gà làm thịt và làm thú chơi cảnh trong nhà, loài gà này đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Theo ghi nhận, có nhiều trường hợp người dân tự ý vào khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và vườn quốc gia Pù Mát để săn bắt. Một số hình thực săn bắt như:

  • Sử dụng bẫy tự chế
  • Sử dụng súng kíp
  • Dùng nhựa cây
  • Sử dụng gà mồi
  • Băng đĩa cassette
  • Chiếc bẫy giò và vô số bẫy bộng, bẫy lối mòn

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về một số giống gà rừng như gà lông đỏ, lông xanh, gà ở Việt Nam. Hi vọng với những thông tin bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về giống gà này.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *