Rùa biển sống được bao lâu? Ăn gì? Thở bằng gì?

Rùa biển đã lang thang trên các đại dương trong 110 triệu năm qua. Là một mắt xích quan trọng đối với các hệ sinh thái biển, chẳng hạn như rạn san hô và thảm cỏ biển, một số loài rùa biển cũng ăn một số lượng lớn sứa và mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương như một điểm thu hút cho du lịch sinh thái. Nhưng quần thể rùa biển đang có xu hướng suy giảm. Hàng ngàn con rùa biển vô tình bị đánh bắt bằng ngư cụ mỗi năm, và những bãi biển mà chúng làm tổ đang biến mất.

Rùa biển sống được bao lâu?

Theo các tài liều thực tế về tuổi thọ của các loài rùa biển chỉ ra rằng chúng có thể sống rất lâu. Một số con có thể sống 50 năm hoặc hơn, tuổi thọ tương tự như con người. Hầu hết các loài rùa biển mất nhiều thập kỷ để trưởng thành – từ 20 đến 30 năm – và vẫn sinh sản tích cực trong 10 năm tiếp theo.

rùa biển

Rùa biển sống ở đâu?

Rùa biển có thể được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ vùng biển lạnh giá ngoài khơi California đến những bãi biển ấm áp của Tam giác san hô. Con đực không bao giờ rời đại dương, trong khi con cái sẽ lên bờ để đẻ trứng trên các bãi cát trong mùa làm tổ. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đang theo dõi rùa biển để tìm hiểu thêm về sự di chuyển của loài và các tuyến đường từ nơi kiếm ăn cho đến các khu vực sinh sản.

Rùa biển ăn gì?

Tùy thuộc vào từng loài, rùa biển ăn bất cứ thứ gì từ rong biển đến sứa, mực, cá ngựa, bọt biển và hải quỳ, cùng các sinh vật khác.

Trong khi rùa xanh một loại rùa ăn cỏ chủ yếu ăn cỏ biển và tảo.

Rùa biển đi được bao xa trong đời?

Rùa biển Migrate đi được cả ngàn dặm trong suốt cuộc đời của chúng. Một con rùa cái đi hơn 12.000 dặm khứ hồi qua Thái Bình Dương, từ Papua ở Indonesia đến bờ biển phía tây bắc của Hoa Kỳ. Cả con đực và con cái đều di cư một khoảng cách xa giữa bãi kiếm ăn và bãi làm tổ.

Rùa biển đẻ bao nhiêu trứng một lần?

Trong một mùa làm tổ, con cái đẻ từ hai đến sáu ổ trứng, mỗi ổ chứa 65 đến 180 trứng. Mỗi ổ trứng được đẻ cách nhau khoảng 2 tuần.

Mối mùa sinh sản của rùa cái cách nhau khoảng 9 năm.

rùa biển con

Nhiệt độ quyết định giới tính của rùa con. Tổ có nhiệt độ ấm hơn sẽ nở ra con cái, còn tổ có nhiệt độ lạnh hơn sẽ nở ra con đực Điều nay vô hình chung đã khiến sự mất cân bằng giới tính của rùa con do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tại sao rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng?

Gần như tất cả bảy loài rùa biển được xếp vào loại có nguy cơ tuyệt chủng, và đó chủ yếu là do hoạt động của con người. Việc vô tình đánh bắt bằng ngư cụ, thường dẫn đến chết, là mối đe dọa lớn nhất đối với hầu hết các loài rùa biển. Chúng cũng bị giết để lấy trứng, thịt, da và mai, đồng thời bị săn trộm và khai thác quá mức. Biến đổi khí hậu cũng tác động đến các bãi biển làm tổ và đẻ trứng của rùa biển.

Có phải tất cả các loài rùa biển đều có mai cứng?

Sáu trong số bảy loài rùa biển có mai cứng, rùa luýt là một ngoại lệ. Mai của chúng dẻo dai hơn và giống như da. Rùa luýt cũng là loài rùa biển lớn nhất và có thể nặng tới 680kg và dài 1,6 mét.

Rùa biển thở bằng gì?

Tuy là loài sống dưới nước, trừ khi lên bờ đẻ trứng, nhưng các loài rùa biển đều thở bằng phổi giống với cá voi. Chúng thường ngoi lên trên mặt nước để thở.

rùa biển việt nam

Rùa biển có hệ hô hấp phát triển, phổi của chúng có khả năng chứa một được lượng lớn ô xy, giúp cho chúng có thể ở dưới nước lâu hơn. Trong khi không hoạt động, Rùa biển có thể ở dưới nước đến 7 giờ mà không cần ngoi lên để thở.

Các loài rùa biển ở việt nam

Tại Việt Nam, hiện đang có 5 loài rùa biển đang sinh sống bao gồm:

  1. Vích là loài rùa biển phổ biến nhất tại vùng biển Việt Nam, phân bố tại vịnh Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Côn Đảo và vịnh Thái Lan.
  2. Quản đồng không sinh sản tại vùng biển Việt Nam và hiện chỉ còn kiếm ăn ở các vùng biển khu vực Cô Tô – Thanh Lân (Quảng Ninh), các tỉnh Nam Trung Bộ (từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận) và các đảo khu vực Côn Đảo.
  3. Rùa da hay rùa luýt đã từng rất phổ biến tại vùng biển Việt Nam cách đây hơn 30 năm. Hiện nay chỉ còn khoảng 1- 2 con đẻ trứng mỗi năm tại khu vực miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, các khu vực khác hầu như không còn.
  4. Đồi mồi dứa phân bố chủ yếu ở vịnh Bái Tử Long và các tỉnh miền Trung. Hiện nay chỉ còn khoảng 10 con lên đẻ mỗi năm tại một số bãi biển thuộc khu vực Bái Tử Long, bán đảo Sơn Trà và tỉnh Quảng Bình.
  5. Đồi mồi đã từng rất phổ biến ở vùng biển Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan và Côn Đảo. Hiện nay, số lượng loài này còn lại được ghi nhận là rất ít.

Trong số đó, trừ loài Quản đồng thì 4 loài còn lại đều đang hoặc đã từng đẻ trứng trên các bãi biển của Việt Nam.

Căn cứ trên các báo cáo nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, IUCN Việt Nam, WWF – Đông Dương, Vườn Quốc gia Núi Chúa và Vườn Quốc gia Côn Đảo, loài Rùa da và đồi mồi là 2 loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất. Tuy nhiên tất cả các loài rùa biển đều được đưa vào Sách Đỏ của Việt Nam.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *