Cỏ biển seagrass là gì? Công dụng và thực trạng

Một loại cỏ đặc biệt mà có lẽ đa phần mọi người chưa được thấy bao giờ bởi sự phân bố của nó. Cỏ biển từ lâu đã tồn tại và mang lại sự đa dạng cho hệ thống thực vật. Hãy cùng theo dõi chi tiết hơn qua bài viết về cỏ biển dưới đây.

Cỏ biển seagrass là gì?

Hệ sinh thái trên thế giới đa dạng và phong phú là nguồn tài nguyên hiếm có đang được nghiên cứu hiện nay. Trong đó phải kể đến cỏ biển, loài thực vật của đại dương ban tặng. Cỏ biển là những loại thực vật sống trong môi trường nước mặn và chúng có thể ra hoa, quả, thậm chí là hạt ở đáy biển. Nó thuộc hệ thực vật có mạch bậc cao cũng có cấu tạo như đa phần các loại thực vật trên cạn.

cỏ biển

Cỏ biển cũng là loại thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp nên chúng thường mọc ở những vùng nước nông, trên bề mặt đáy bùn hoặc cát. Chúng mọc thành những bãi lớn đơn loài, sống ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Trên thế giới có khoảng 60 loại cỏ biển thuộc các họ khác nhau, tuy nhiên chúng sinh trưởng đa dạng nhất khi sống ở kiểu khí hậu nhiệt đới.

Công dụng của cỏ biển

Loài thực vật sống dưới biển này có gì mà khiến cho hệ sinh thái đa dạng như vậy? Liệu cỏ biển có công dụng hay vai trò gì đối với hệ sinh thái động vật, thực vật hay không, cùng tham khảo những thông tin sau đây:

  • Cỏ biển sinh trưởng đơn loài thành những thảm cỏ rộng lớn là môi trường sinh sống lý tưởng cho các loại sinh vật biển như tôm, cua, động vật giáp xác…
  • Có thể bạn không biết nhưng nó còn là nguồn thức ăn dồi dào chất dinh dưỡng cho các loại sinh vật như rùa biển, bò biển, rắn biển
  • Nó giúp bảo vệ các rạn san hô, gia tăng trầm tích
  • Những thảm cỏ biển còn góp phần cố định lượng bùn cát, thanh lọc lượng nước bị ô nhiễm, vẩn đục, chống xói mòn, giảm tốc độ các dòng chảy của biển.
  • Điều hòa lượng không khí được trong lành hơn do chúng hấp thụ khí CO2 cho quá trình quang hợp và nhả ra khí oxi cho môi trường sống.
  • Không những vậy những thảm cỏ biển này còn tạo ra một mỹ quan biển hấp dẫn khách du lịch tham quan khám phá sinh học.
  • Ngoài ra ở một số nước người ta còn sử dụng cỏ biển để làm phân bón, chế tạo ra các sản phẩm nội thất thông qua việc đan lát chúng với nhau, sử dụng làm mái nhà, vật liệu cách điện, cách âm, đệm lót, làm giấy, thức ăn cho gia súc…

Nguyên nhân làm suy giảm số lượng cỏ biển

Ngày nay do hoạt động của con người với hệ sinh thái biển đã tác động không nhỏ tới sự sống của các thảm cỏ biển. Cụ thể, khi mà các đoàn tàu di chuyển sẽ tác động tới các thảm cỏ này khi chúng đi qua các vùng nước nông. Việc đánh bắt quá mức của con người làm gia tăng tảo biển, tảo biển sẽ cạnh tranh môi trường sống với cỏ biển. Sự dư thừa các tạp chất nitơ, photpho là những chất độc giết chết cỏ biển, nhưng lại là điều kiện kích thích sự phát triển của rong biển, tảo biển.

Hệ quả khi hệ sinh thái cỏ biển bị suy giảm

Cỏ biển cũng là một phần của hệ sinh thái tự nhiên vậy nên khi chúng bị tác động xấu cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn như:

  • Thu hẹp môi trường sống của các loại sinh vật biển, làm mất đi nguồn thức ăn cho các loại động vật thủy sinh.
  • Khi lượng cỏ biển giảm đi làm cho hiện tượng xói mòn đất ven biển do lưu lượng các dòng chảy không bị cản trở nên sẽ mạnh hơn.
  • Làm mất cân bằng cho hệ sinh thái biển trong khi nó được coi như máy lọc sinh học của đại dương giúp quay vòng hệ sinh thái theo một chu trình .
  • Không có sự sinh trưởng của cỏ biển các rạn san hô sẽ bị suy giảm theo.

Trên đây là bài viết về cỏ biển cùng những thông tin liên quan tới loại thực vật này. Những kiến thức trên mong rằng các bạn đã có những khám phá mới mẻ về hệ sinh thái biển cũng như hành động để bảo vệ loài thực vật này.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *