Mộc nhĩ là gì? Ăn mộc nhĩ có tác dụng gì?

Mộc nhĩ là một thực phẩm quen thuộc, rất giàu dinh dưỡng và được sử dụng để làm gia vị hoặc nguyên liệu trong nhiều món ăn ngon của người Việt. Trong đông y, mộc nhĩ còn là một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh.

Mộc nhĩ là gì?

Mộc nhĩ hay còn nhiều tên gọi khác như: Nấm tai mèo, nấm mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc tung, mộc nga, nhĩ tử, vân nhĩ…

Mộc nhĩ có tên khoa học là Auricularia auricula (L.), là một loại nấm có hình như tai mèo, thường mọc trên cây gỗ mục ẩm ướt. Bản thân tên gọi mộc nhĩ tức là tai của gỗ.

  • Mộc nhĩ ban đầu mọc có hình dạng giống hình chiếc chén, khi lớn dần thì có hình dạng như cái tai hoặc hình chiếc lá.
  • Bề mặt mộc nhĩ sờ cảm giác nhẵn, mặt trên phủ lớp phấn trắng do bào tử nấm phóng ra khi trưởng thành, mặt dưới phủ lông nâu.
  • Gốc có nhiều nếp gấp màu xám đỏ hoặc tím, có đường kính khoảng 10-15cm.
  • Thịt nấm dày khoảng 1-3mm, chất keo.
  • Mộc nhĩ được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon.

mộc nhĩ là gì

Phân bố và thu hái mộc nhĩ

Mộc nhĩ thường mọc hoang trên thân gỗ mục của các loại cây như cây hòe, cây đậu, cây sung, cây sắn, mít, so đũa… ở trong rừng hoặc vùng đồng bằng, những nơi ẩm ướt. Ngày nay, mộc nhĩ thường được người dân trồng trên thân gỗ mít hoặc cây sắn để cho năng suất cao hơn.

Mùa hè – thu khoảng từ tháng 5 – tháng 8 hàng năm là mùa thu hoạch mộc nhĩ.

Tại Việt Nam, mộc nhĩ được trồng khá phổ biến để phục vụ nhu cầu thực phẩm và làm thuốc. Tại các quốc gia ôn đới và cận nhiệt đới như ở vùng Bắc Mỹ, châu Úc, châu Phi hay các nước ở châu Á khác thì mộc nhĩ cũng là một loại thực phẩm được trồng khá phổ biến.

Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ

Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong 100g nấm mộc nhĩ khô có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau: 370 kcal, 10,6g protein , 0,2g chất béo , 65g carbohydrate , 5,8g tro , canxi 375mg, sắt 185mg, phospho 201mg và 0,03 %mg carotene.

Ăn mục nhĩ có tác dụng gì?

Trong Đông y, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bồi bổ sức khỏe, nhuận táo lợi trường, giải độc, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột, đái dắt, đái ra máu…

Còn trong Tây y thì cho rằng mộc nhĩ có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản… Chính vì lẽ đó, mộc nhĩ được khuyến khích dùng cho những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não hay bệnh động mạch vành.

Ngoài ra, mộc nhĩ còn có tác dụng tốt đối với những chứng bệnh như:

  • Bệnh tim mạch: Do chữa hàm lượng vitamin K và các chất khoáng như canxi, magie nên mộc nhĩ có khả năng làm giảm cục đông máu, phòng tắc động mạch do huyết khối.
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Với các thành phần hoạt tính như lecithin, cephalin, plasmalogen và Phosphatidylserine, axit nucleic… mộc nhĩ có tác dụng hạ thấp cholesterol trong gan, từ đó ngăn ngừa tình trạng tích tụ mỡ ở thành động mạch gây xơ vữa động mạch.
  • Thanh lọc đường ruột hiệu quả: Tác dụng này là do chất keo nhầy trong mộc nhĩ có khả năng kết dính những tạp chất có trong hệ tiêu hóa và tống chúng ra ngoài cơ thể để làm sạch ruột và dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào cùng loại collagen thực vật đặc biệt của mộc nhĩ có tác dụng tốt trong việc phòng táo bón, đào thải cặn bã.
  • Giảm béo: Nghiên cứu cho thấy axit nucleic trong mộc nhĩ có thể giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
  • Giúp da tươi sáng, mịn màng: Nhờ hàm lượng protein và vitamin E cao. Bên cạnh đó là hàm lượng sắt giúp bổ máu, phòng ngừa thiếu máu cho cơ thể.

Chống nghẽn mạch, giảm mỡ máu

  • 50g thịt nạc, 10g mộc nhĩ, 3 lát gừng, 5 quả táo tàu đen, 800ml nước. Cho tất cả vào nồi, nấu đến khi còn khoảng ¼ nước thì nêm muối vừa ăn. Mỗi ngày ăn một lần, dùng liên tục trong 1 tháng sẽ giúp giảm mỡ máu rất tốt.

Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, chống đông máu

  • 100g nấm tuyết, 100g mộc nhĩ ngâm cho nở, rửa sạch rồi xé nhỏ, 50g dưa chuột thái lát.
  • Nấm đem trần vào nước sôi cho chín rồi dội nước lạnh, để ráo nước, trộn cùng dưa chuột, rưới dầu ăn lên trên rồi nêm gia vị vừa ăn. Ngày ăn 1 lần.

Điều trị bệnh mạch vành, huyết áp cao

  • Ngân nhĩ 10g, mộc nhĩ 10g, ngâm nở, rửa sạch rồi đem ninh cho nhừ, thêm đường phèn để ăn trước khi đi ngủ mỗi ngày.

Chữa đại tiện, tiểu tiện ra máu

  • Dùng 50g nấm mộc nhĩ sao tồn rồi tán nhuyễn thành bột mịn, ngày uống 2 lần.

Trị ho, ho có đờm

  • 20g mộc nhĩ đem nấu cùng 15g đường và nước. Dùng nước này uống trong ngày.

Chữa táo bón

  • 30g mộc nhĩ, 30g hải sâm, 200g lòng già lợn.
  • Lòng làm sạch, cắt khúc vừa ăn rồi nấu cùng với hải sâm và mộc nhĩ, nêm gia vị vừa ăn.

Trị rong kinh

  • 30g mộc nhĩ làm sạch, cắt khúc rồi xào trên lửa nhỏ, thêm 300ml nước và 15g đường cát, đem nấu chín rồi ăn trong ngày.

Chữa đau răng, hôi miệng

  • Sắc mộc nhĩ và lá kinh giới để lấy nước ngậm, súc miệng mỗi sáng.

Chữa xuất huyết

  • 6g mộc nhĩ, 30g hồng khô, nấu thành chè. Ngày ăn 2 lần.

Trị xơ cứng động mạch, chảy máu võng mạc

  • 30g mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, để ráo nước rồi hấp với đường phèn trong 2 tiếng, ăn mỗi ngày trước khi đi ngủ.

Chữa bệnh lỵ mãn tính

  • 30g mộc nhĩ đen sao khô với 8g lộc giác sương, tán thành bôt mịn rồi trộn đều với nhau. Ngày uống 10g với nước ấm, chia làm 2 lần uống.

Chữa bệnh trĩ

  • Mộc nhĩ đen sao khô rồi tán thành bột mịn, ngày uống 9g với nước ấm, chia làm 3 lần uống .

Những người không nên dùng mộc nhĩ

  • Phụ nữ có thai: Tác dụng hoạt huyết tiêu ứ của mộc nhĩ có thể khiến thai nhi không sinh trưởng và phát triển ổn định nếu người mẹ thường xuyên dùng mộc nhĩ.
  • Người tiêu hóa kém: Mộc nhĩ có tính hàn và bổ âm nên những người nhiễm hàn, đầy bụng dùng mộc nhĩ có thể làm tình trạng trầm trọng hơn.
  • Người bị dị ứng với nấm.

ăn mộc nhĩ có tác dụng gì

Lưu ý khi chế biến mộc nhĩ

  • Không ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước, chỉ nên ngâm 15-20 phút để mộc nhĩ mềm thì chế biến ngay, tránh làm mộc nhĩ biến chất.
  • Không dùng nước nóng để ngâm mộc nhĩ vì chất độc morpholine trong mộc nhĩ không được trung hòa hết. Bên cạnh đó, ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng thì cũng không giữ được độ giòn ngon của thực phẩm này.
  • Không ăn mộc nhĩ tươi: Morpholine trong mộc nhĩ là một chất rất nhạy cảm với ánh sáng nên khi ăn mộc nhĩ tươi và tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ khiến cơ thể bị ngứa, phù nề, thậm chí là hoại tử da.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về mộc nhĩ. Hy vọng bạn đã tìm thấy những kiến thức bổ ích và thú vị cho mình. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui!

5/5 - (9 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *