Nhà thơ Đỗ Phủ tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp

Đỗ Phủ (712-770) là một trong những nhà thơ nổi tiếng thời kì nhà Đường. Ông cùng với nhà thơ Lý Bạch trở thành hai thi nhân vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Hoa. Tài năng và đức độ tuyệt vời của ông mãi đến sau này người đời vẫn còn ca ngợi suy tôn ông là Thi thánh. Vậy tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Phủ như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi thông tin dưới đây nhé.

Tiểu sử và cuộc đời nhà thơ Đỗ Phủ

Đỗ Phủ sinh năm 712- mất năm 770,  biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thảo đường, Thiếu Lăng dã lão, sau này được mọi người gọi là Đỗ Thiếu Lăng, Đỗ công bộ, Đỗ lăng tẩu hay Lão Đỗ để phân biệt với Đỗ Mục và Tiểu Đỗ. Ông sinh ra ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, trong một gia đình làm quan, có truyền thống thơ văn lâu đời. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, cha là Đỗ Nhàn, từng làm quan. Ông nội là Đỗ Thẩm Ngôn, một nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường.

nhà thơ Đỗ Phủ

Lớn lên trong gia đình học thức, để phục vụ con đường làm quan sau này, nên từ nhỏ ông đã được tiếp thu nên giáo dục truyền thống nước nhà, học thuộc những tác phẩm nổi tiếng lịch sử, thi ca và cả triết học Khổng giáo. Đỗ Phủ sớm đã biết sáng tác nhưng những tác phẩm thơ hay, nổi tiếng thời đó, nhưng không cất giữ lại.

Năm 730 ông đến Trường An dự thi nhưng bị đánh trượt. Chính vì điều này gây lên tranh cãi cho tới tận bây giờ. Nhiều người cho rằng, ông thi trượt không đúng lối hành văn thời đấy, nhưng cũng có ý kiến cho rằng do gia đình ông không quen biết quan trong triều đình. Tuy nhiên mọi thứ đều là suy đoán, vẫn chưa có đáp án chính xác.

Sau đó, ông đi ngao du sơn thủy và gặp được tri kỷ là nhà thơ Lý Bạch. Hai người trở thành biểu tượng thơ ca vĩ đại của lịch sử thời kỳ nhà Đường lúc bấy giờ nói riêng và đất nước Trung Hoa nói chung. Tuy chỉ gặp nhau ít lần, nhưng Đỗ Phủ và Lý Bạch có không ít vài thơ về nhau.

“Thu lai tương cố thượng phiêu bồng,

Vị tựu đan sa quý cát hồng.

Thống ẩm cuồng ca không độ nhật,

Phi dương bạt hộ vị thuỳ hùng?”

– Tặng Lý Bạch (Thu lai tương cố thượng phiêu bồng)

Những năm đi du lịch ngắm cảnh, làm thơ đã giúp ông thêm lạc quan yêu đời và dũng cảm, nội dung thơ ca của ông càng trở nên phong phú hơn. Một số bài thơ được lưu truyền lại ở thời kỳ này như: Hoạ ưng, Tráng du, Vọng nhạc, Phòng binh tào Hồ mã ,… cho thấy phần nào tài năng xuất chúng của nhà thơ từ những ngày còn trẻ.

Ông từng có khoảng thời gian ra làm quan, nhưng cuộc đời nhà thơ gần như gắn với cảnh đau khổ và bệnh tật. Năm 755, triều đình nổi chiến tranh, để tránh hiểm họa, ông từ quan cùng gia đình trở về Thành Đô. Tại đây ông được bạn bè giúp đỡ, sống trong ngôi nhà tranh dựng bên cạnh khe Cán Hoa, phía tây Thành Đô, Tứ Xuyên. Tuy cuộc sống mưu sinh vất vả, nhưng có thể nói đây là khoảng thời gian hạnh phúc và yên bình nhất của Đỗ Phủ.

Những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Phủ

Thơ của ông chủ yếu tập trung sáng tác ở 3 đề tài là lòng yêu thương người dân, phản kháng bọn cường quền và tinh thần yêu nước tha thiết. Ông cảm nhận được nỗi đau khổ mà bản thân mình phải chịu, từ đó hòa chung khổ đau của nhân dân, đất nước. Thơ ca của nhà thơ chính là những trang thiên ký sự về cuộc đời thăng trầm của ông.

Cho đến bây giờ, nhân gian còn lưu truyền lại khoảng hơn nghìn bài thơ do Đỗ Phủ sáng tác. Một số bài thơ nổi tiếng với năm tháng mà ai nhắc đến tên ông đều nhớ tới như: Vọng nhạc, Bình xa hành, Thứ lão vô thanh lệ thùy huyết, Nguyệt dạ, Xuân Vọng, Đăng nhạc dương lâu…

Thể loại thơ của Đỗ Phủ rất da dạng, từ ngũ ngôn,thất ngôn, cổ thể đến cận thể mà qua tay ông đều trở nên xuất sắc, nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, sở trường của ông vẫn là ngũ ngôn. Một số bài thơ có thể kể đến như: Vịnh hoài ngũ bách tự, Tráng du, Thuật hoài ,… với những vần thơ được ông trau chuốt, gọt giũa rất công phu.

Đỉnh cao của sự nghiệp thơ văn của Đỗ Phủ là thời kỳ Bắc Tống, các tác phẩm của ông thời đó đều được đánh giá một cách toàn diện nhất. Tên tuổi nhà thơ đã gắn liền với sự phát triển của Tân Khổng giáo, Đỗ Phủ đã dành cả đời để chứng minh trước con mắt của người đời rằng dù sống trong hoàn cảnh nào thì ông vẫn chưa bao giờ quên đi quân vương của mình.

Đồng thời, ông cũng giữa cảnh chiến tranh loạn lạc, ông cũng khẳng định được tấm lòng người chí sĩ bằng những câu thơ của mình. Có thể nói, trong giai đoạn này, thơ ông chủ yếu nói về những cảnh đau thương mà chiến tranh để lại.

Mặc dù từ đầu ông không được nổi tiếng, nhưng những tác phẩm mà Đỗ Phủ để lại gây ảnh hưởng lớn đến nền văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo. Đến nay, bài Mao ốc vị thu phong sở phá ca là bài thơ nổi tiếng nhất của ông.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *