Nhà văn Nam Cao quê ở đâu? Mệnh danh là gì, tiểu sử cuộc đời

Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất trong trào lưu hiện thực phê phán thế kỉ XX. Với ngòi bút sắc sảo, nhiều nhân vật trong tác phẩm của ông trở thành hình tượng điển hình ở mọi thời đại. Nam Cao luôn quan điểm rằng “Sống đã rồi hãy viết”. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử nhà văn Nam Cao, quan điểm nghệ thuật và những câu nói hay nhất của ôn. Hãy cùng theo dõi nhé.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao

Nam Cao (1915 – 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, quê ông là làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân, Hà Nam (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Nhưng ông sống và làm việc chủ yếu ở tỉnh Ninh Bình. Bút danh Nam Cao của ông được lấy từ tên tổng Cao Đà và huyện Nam Xang.

Ông xuất thân trong một gia đình công giáo bậc trung. Cha là Trần Hữu Huệ, vừa làm thầy lang vừa làm thợ mộc trong làng. Mẹ là Trần Thị Minh, là người phụ nữ tần tảo, làm vườn, nội trợ, dệt vải, làm vườn.

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nam Cao

Lúc bé, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.

Trước khi đên với sự nghiệp viết văn, Nam Cao đã trải qua rất nhiều nghề. Sau khi kết hôn, ông vào Sài Gòn làm trong hiệu may với chức vụ thư kí. Nhưng vì thu nhập không đủ, ông bắt đầu viết truyện để mưu sinh. Với bút danh Thúy Rư, Nam Cao cho ra đời một số tác phẩm: Đui mù, Nghèo, Một bà hào hiệp, Những cánh hoa tàn.

Sau đó, ông quay lại Bắc tự học để thi Thành chung. Nam Cao dạy học một trường ở Hà Nội. Ông viết truyện ngắn Cái chết đăng trên báo Hà Nội tân văn với bút danh Xuân Du.

Sau khi rời Hà Nội, ông về tiếp tục dạy học ở quê. Thời kỳ này ông viết tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi thành sống mòn, và trở thành một trong những thành viên đầu tiên tham gia Hội Văn hóa cứu quốc.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông vào miền Nam làm phóng viên. Tại đây, ông cho ra đời nhiều tập truyện ngắn đăng trên các tờ báo như Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo.

Năm 1951, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, Nam Cao bị quân Pháp phục kích bắt được và xử bắn.

Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu .

Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Suốt chặng đường cầm bút sáng tác, Nam Cao luôn suy nghĩ về ý nghĩa công việc viết văn mà mình theo đuổi. Để rồi, sau này ông cũng nhận ra rằng, dù làm gì, viết cái gì, điều đầu tiên cần phải hướng đấn đời sống quần chúng nhân dân.

Nam Cao không chấp nhận với thứ văn chương xa rời với đời sống nhân dân, với những bất công trong xã hội. Chính vì thế, trong tác phẩm Trăng sáng ông viết rằng: ““Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than”.

Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao

Qua đó, chúng ta thấy rõ một điều, quan điểm nghệ thuật của nam cao là muốn nghệ thuật phải đồng hành với những làm than, đau đớn mà con người chịu đựng. Vì thế, trong nhiều tác phẩm, ông luôn nói rõ sự thật dù có tàn nhẫn để phản ánh hiện thực xã hội chân thực, sinh động nhất. Ông không ngại vạch trần bộ mặt xấu xa, tàn ác của bọn thống trị như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống con người trở nên bi thảm, đau thương.

Với Nam Cao, mục đích nghệ thuật luôn có mối quan hệ mật thiết với đời sống của con người. Ông thẳng thắn lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác và thể hiện tình yêu thương sâu sắc đến những người khốn khổ, cùng quẫn trong xã hôị lúc bấy giờ.

Những câu nói hay của nhà văn Nam Cao

Dù hàng ngày phải sống trong bộn bề, mưu sinh, nhưng mỗi tác phẩm ông viết đều là một chiêm nghiệm về cuộc đời. Dưới đây một số câu nói hay của nhà văn Nam Cao khiến chúng ta càng ngẫm càng thấm.

“Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” (tác phẩm Lão Hạc).

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” (tác phẩm Đời Thừa)

“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (tác phẩm Đời thừa)

“Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng…”. (tác phẩm Trăng sáng).

“Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển tận độ những khả năng của loài người chứa đựng trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công việc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại chút gì cho nhân loại” (tác phẩm Sống mòn).

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *