Tại sao nước biển có màu xanh và vị mặn? Sóng biển màu trắng

Mỗi khi nhìn ra biển, chắc hẳn không ít người từng đặt ra câu hỏi :Tại sao nước biển màu xanh? Tại sao sóng biển lại màu trắng? Nước biển mặn do đâu…Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi đó. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Tại sao nước biển có màu xanh?

Tại sao nước biển có màu xanh, còn nước sông thì không? Nếu các bạn quan sát, sẽ thấy một điều nước biển màu xanh khi bầu trời trong xanh, còn ngược lại khi trời xám xịt nước biển sẽ có màu xám. Điều này chứng tỏ rằng, màu xanh của nước biển được quyết định bởi ánh sáng Mặt Trời.

Ánh sáng Mặt Trời do 7 màu cấu thành, đó là: Cam, đỏ, vàng, lục, lam, chàm và tím.  7 màu này chia thành 2 gam màu nóng và lạnh. Đối với các màu gam nóng như đỏ, cam có bước sóng dài được hấp thụ mạnh bởi phân tử nước có thể xuyên qua mọi vật cản và chiếu thẳng xuống dưới biển. Sau đó được các sinh vật dưới biển và nước biển hấp thụ. Trong khi các màu lục, lam chàm có bước sóng ngắn chỉ được hấp thụ một phần nhỏ và phần lớn ánh sáng khi gặp cản trở của nước biển đều lần lượt bị tán xạ ra xung quanh hoặc bị phản ngược lại. Chính vì vậy ở khu vực càng sau nước biển càng màu xanh ngọc bích, còn nước sông lại không có màu xanh.

tại sao nước biển có màu xanh

Tuy nhiên, cùng dưới một bầu trời nhưng chúng ta lại có Biển Đỏ, Biển Đen. Chúng ta gọi Biển Đỏ bởi vì ở đó luôn có một loài rong biển màu đỏ sống và phát triển mạnh. Dưới sự khuếch tán của bầu trời biển có màu đỏ. Còn đối với Biển Đen là vởi vì nước biển ở đó có chứa nhiều chất làm sậm màu nước biển từ độ sau 100m trở xuống, chất đó được gọi là H2S.

Sóng biển có màu trắng do đâu?

Chúng ta hãy thử liên tưởng một điều tương tự, khi chiếc cốc thủy tinh bị vỡ, chúng ta cầm mảnh vỡ thủy tinh lên sẽ thấy trong suốt. Nhưng khi gom chúng lại với nhau lại thấy màu trắng xóa. Hơn nữa, mảnh thủy tinh càng vỡ vụn thì chúng ta thấy càng trắng xóa, giống như đống tuyết.

Theo hiện tượng vật lý, thủy tinh ngoài khả năng xuyên thấu ánh sáng mặt trời, khi ánh sáng chiếu vào thủy tinh nó còn có khả năng khúc xạ. Trải qua nhiều lần khúc xạ hoặc tán xạ theo hướng khác nhau, mắt chúng ta bắt gặp những tia sáng đó sẽ có thấy màu trắng xóa. Bởi vì, sóng biển cũng là dạng các hạt thủy tinh vỡ vụn. do đó, chúng ta thường thấy sóng biển màu trắng, trong khi nước biển lại có màu xanh.

Vậy tại sao nước biển có vị mặn?

Chắc hẳn nhiều người cứ nghĩ nước biển mặn bởi do chúng được hòa tan rất nhiều muối. Tuy nhiên, đáp án này chưa hẳn đã đầy đủ chính xác. Chẳng nhẽ chỉ có mỗi nước biển có muỗi, còn nước sông hồ thì không?

Đến này, các nhà khoa học chỉ đưa ra 2 giả thuyết về vấn đề tại sao nước biển có vị mặn.

Giả thuyết 1: các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng nước biển lúc đầu cũng có vị ngọt. Nhưng sau đó, muối từ các lớp đất và nham thạch bị xói mòn, gặp mưa chảy xuống sông. Nước sông chảy ra biển. Nước biển bốc hơi biến thành những cơn mưa, còn mưa lại chảy xuống sông,… Cứ theo quy luật như thế, mọi nguồn nước cuối cùng đều đổ ra biển. Tích tụ theo thời gian, muối dần dần đọng lại dưới biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Cũng chính vì thế, dựa theo hàm lượng muối ở các khu vực đại dương, các nhà khoa học có thể tính ra độ tuổi của nó.

tại sao nước biển có vị mặn

Còn có một giả thuyết nữa, họ cho rằng nước biển ngay từ đầu đã có vị mặn. Điều này được giải thích bằng việc lượng muối trong nước biển không tăng lên theo độ tuổi của Trái Đất. Khi tìm hiều về các lớp đất trong hang động có nước biển tràn vào, người ta thấy rằng hàm lượng muối ở đây luôn thay đổi, lúc tăng lúc giảm chứ không cố định. Lý do đến nay người ta vẫn chưa giải thích được.

Còn nước biển mặn như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu thêm nhé. Cứ trung bình 4l nước biển sẽ có 1 lượng muối tương đương nửa chén muối hòa tan. Lượng muối ở các đại dương không giống nhau. Nước biển ở Thái Bình Dương nhạt hơn Đại Tây Dương. Bởi vì chúng năm ở vĩ độ và kinh độ khác nhau, điều kiện khí hậu cũng không giống nhau vì thế lượng muối sẽ khác nhau. Các vùng biển ở gần xích đạo sẽ mặn hơn các vùng biển nằm trong vùng nhiệt đới, những nơi này có lượng mưa ít hơn. Nước biển ở hai cực Nam Cực và Bắc Cực có lượng muối rất ít, vì có nhiều nước ngọt từ băng tan.

Xem thêm: Dòng biển là gì? Các dòng biển nóng và lạnh trên thế giới

Như vậy, với thông tin trên đây mong rằng giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc tại sao nước biển có màu xanh, sóng biển màu trắng? Nước biển mặn do đâu…Đại dương có vô vàn điều thú vị và bí ẩn đang cần chúng ta khám phá tiếp. Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo nhé.

4.9/5 - (16 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *