Biển nào mặn nhất thế giới? Tại sao nước biển lại mặn

Chúng ta đều biết nước biển mặn, nhưng nồng độ mỗi vùng đều không giống nhau. Sự khác biệt này bởi vì do sự pha trộn giữa nước của của các con sông đổ ra biển hay các con sông băng đang tan chảy xuống biển. Vậy bạn đã biết biển nào mặn nhất thế giới chưa? Nếu chưa hãy cùng cùng nhau tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tại sao nước biển lại có vị mặn?

Tất cả các lượng nước trên Trái Đất chúng ta bao gồm nước mưa, ao hồ hay nước biển,…đều có chứa những hợp chất hóa học, các nhà khoa học gọi đó là “muối”. Nhưng trong số đó đều không có mặn, chỉ riêng nước biển thì có. Nếu bạn muốn biết tại sao, hãy tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.

Trên thế giới có 5 đại dương công nhận, đó là: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Nam Đại Dương. Nước biển chứa đựng nhiều hợp chất hỗn hợp phức tạp từ các loại muối khoáng và từ các xác sinh vật biển bị phân hủy. Khi núi được hình thành, các khoáng chất từ trên đất liền bị nước mưa và các dòng suối cuốn trôi ra biển và tích tụ dần thành lượng nước lớn như bây giờ. Theo Cục Hải Dương và khí quyển Mỹ (NOAA), muối này có nguồn gốc từ đá trên đất liền. Axit trong nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển. Phần lớn các ion này là natri và clo, hai loại ion kết hợp với nhau tạo thành muối trong đại dương.

tại sao nước biển lại mặn

Một phần nữa khiến nước biển mặn là bởi vì đá và các trầm tích dưới đáy biển tạo ra một lượng muối trong đại dương. Hơn nữa, muối trong nước biển còn đến từ các loại chất khí và rắn bên trong lòng Trái Đất thoát ra từ các miệng núi lửa dưới đại dương.

Đại dương mặn đến mức nào?

Theo các nhà khoa học ước tính, có hơn 50 tiệu tỷ tấn chất hòa tan trong các đại dương trên thế giới. Chúng ta hãy tưởng tượng, nếu có thể tách muối trong nước biển ra rồi mang lên mặt đất và trải đều khắp lục địa, lượng muối đấy sẽ tạo ra một lớp dày tới 153m.

Các nhà khoa học tính toán rằng, trong 28 lít nước biển có chưa khoảng 1kg muối. Đem ra so sánh nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.

Tuy nhiên độ mặn của nước biển ở các khu vực không giống nhau. Đều này phụ thuộc vào các yếu tố lượng mưa, mức độ bay hơi, mức độ băng tan, lượng chảy của sông suối, tuyết rơi,,,vào các dòng hải lưu.

Biển nào mặn nhất thế giới?

Bạn có biết, biển chất cực mặn, nhưng vẫn còn nơi khác mặn hơn nó. Biển Chết là một phần của vết nứt dài Đại Thung lũng với 6.000km từ dãy Taures (Thỗ Nhĩ Kỳ) đến thung lũng Zambezi (nam Châu Phi).  Khu vực này trũng nhất Trái Đất, thấp hơn 429m so với mực nước biển. Một loại hồ từng xuất hiện ở thung lũng này nhưng sau đó biến mất 15.000 năm trước, chỉ còn lại Biển Chết. Chính vì thế, vùng biển này được xem như một hồ siêu mặn. Biển Chết dài khoảng 75km, nơi sâu nhất và rộng nhất là 400m và 18km. Bề mặt nằm ở 417,5m dưới mực nước biển.

Trãi qua nhiều thời gian, hồ nước này tích tụ nhiều muối từ các dòng sông đổ về, tích tụ dần vượt qua cả độ mặn của đại dương. Quá trình này được gọi là phong hóa lục địa.

biển nào mặn nhất thế giới

Nước ngọt từ sông Jordan là nguồn duy nhất chảy vào Biển Chết. Tuy nhiên, ở đây lại không có con kênh hay dòng chảy nào dẫn nước từ hồ ra đại dương. Nước tích tụ trong Biển Chết và bốc hơi nhanh hơn tốc độ của nước biển trong đại dương, khiến nồng độ muối Biển Chết cao hơn các đại dương.

Độ mặn ở đây người ta ghi nhận khoảng 33.7% tức gấp 10 lần so với tiêu chuẩn độ mặn của nước biển. Do Biển Chết được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nên nó trở nên khá nổi tiếng và được mọi người cho rằng đây là biển mặn nhất. Nhưng vẫn còn một nơi mặn hơn cả Biển Chết. Nếu như bạn vẫn còn chưa biết biển nào mặn nhất thế giới? hãy tiếp tục tham khảo thông tin dưới đây nhé.

Vùng biển có độ mặn nhết trên Trái Đất thuộc về biển Đỏ và khu vực vịnh Ba Tư. Đây là 2 khu vực được ghi nhận có tốc độ bay hơi của nước biển cao nhất, với 40 0/00 (đơn vị phần nghìn o/oo để đo lường độ mặn).

Còn nếu nói đại dương nào mặn nhất thế giới? đó chính là Đại Tây Dương. Tại khu vựa này, độ mặn trung bình vào khoảng 37,9 o/oo. Tại vùng biển Sargasso nằm ở phía Bắc Đại tây Dương là khu vực có độ mặn lớn nhất. Nguyên nhân vì nhiệt độ tại đây khá cao và nằm xa đất liền nên không nhận được nguồn nước từ các dòng sông, suối.

Nước biển nhạt nhất thuộc về khu vực Bắc Cực và nam Cực. Điều này cũng dễ hiểu, đây là 2 khu vực có nhiệt độ thấp và lượng mưa và băng tan liên tục.

Có thể bạn muốn biết: Đại dương nào lớn nhất trên trái đất

Với những thông tin cung cấp trên đây, hy vọng đã giúp các bạn giải đáp những câu hỏi: Nước biển mặn mức nào? Biển nào mặn nhất thế giới? Biển nào nhạt nhất thế giới?…Từ đó giúp các bạn có thêm những thông tin bổ ích, mới mẻ, những điều thú vị từ đại dương mà chúng ta còn chưa biết.

4.6/5 - (17 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *