Nhà thơ Hữu Loan: Tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp và tác phẩm

Nhà thơ Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan. Hữu Loan sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916, quê tại làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sự nghiệp của ông có khoảng 60 bài thơ, chủ yếu các bài thơ của ông được viết theo thể tự do. Nói đến Hữu Loan khiến chúng ta liên tưởng ngay đến Màu tím hoa sim. Bài thơ này được 3 nhạc sĩ Dũng Chinh, Phạm Duy và Anh Bằng phổ nhạc.

Tiểu sử về nhà thơ Hữu Loan

Nhà thơ Hữu Loan tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916. Ông sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa, sau đó đi dạy học và tham gia vào Mặt trận Bình dân năm 1936.

Năm 1943, ông về tham gia gây dựng phong trào kháng chiến ở quê nhà. Đến Cách Mạng tháng 8 nổ ra ông đảm nhiệm chức Phó chủ tịch Ủy Ban khởi nghĩa huyện Nga Sơn.

Trước năm 1945, ông đã từng có thời gian là cộng tác viên trên các tập san Văn học xuất bản tại Hà Nội.

nhà thơ Hữu Loan

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Ủy viên Văn hóa trong Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa.

Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra, theo tiếng gọi của Tổ Quốc, ông tham gia vào Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, phục vụ trong đại đoàn 304.

Sau năm 1954 nhà thơ Hữu Loan về làm việc tại Báo Văn Nghệ.

Trong giai đoạn 1956-1957, Hữu Loan tham gia Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm, ông sáng tác những tác phẩm mang tính bi lụy về tình cảm và con người trong thời kỳ chiến tranh. Đến năm 1958, khi phong trào bị dập tắt, nhà thơ Hữu Loan phải đi học tập chính trị, tiếp đó bị quản thúc tại địa phương.

Sau 9 năm kháng chiến, cuối năm 1957 ông chia tay Hà Nội để trở về Nga Sơn kiếm kế sinh nhai.

Ông từ trần vào ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi.

Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Hữu Loan

Màu tím hoa sim là bài thơ nổi tiếng nhất được biết đến rộng rãi của nhà thơ Hữu Loan. Bài thơ được sáng tác trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến thời đó. Có nhiều ý kiến cho rằng, vì nội dung bài thơ mang nặng yếu tố tình cảm, làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của quân nhân nên ông đã bị giải ngũ.

Sau khi trở về quê nhà ông làm nghề thợ đá để nuôi gia đình.

Trong suốt cuộc đời mình, ông đã sáng tác khoảng 60 bài thờ. Một số tác phẩm của nhà thơ Hữu Loan phải kể đến như:

  • Màu tím hoa sim
  • Cũng những thằng nịnh hót
  • Đêm
  • Đèo cả
  • Ngày mai
  • Hoa lúa
  • Tình Thủ đô
  • Thánh mẫu hài đồng
  • Yên mô

Ngoài những tác phẩm kể trên, còn rất nhiều tác phẩm khác của ông cũng đi vào lòng độc giả.

Cuộc đời sự nghiệp của nhà thơ Hữu Loan

Sau kháng chiến, cuối năm 1957 nhà thơ Hữu Loan rời Hà Nội trở về quê ở Nga Sơn. Bấy giờ Thanh Hóa là một vùng quê nghèo, ông bắt đầu 1 công việc mới là làm thợ đá. Sống một cuộc đời an nhàn thoải mái, ngày hai bữa cơm dưa muối cùng vợ và hai đứa con nhỏ.

Hữu Loan đã trở thành người thợ đá da đen như sừng, chân tay sần sẹo, tua tủa tóc rễ tre, đi đứng nói năng mạnh mẽ. Cặm cụi thân sương gió để nuôi đàn con thơ.

Cuộc đời của nhà thơ Hữu Loan dành hết cho gia đình. Sau 95 năm nhọc nhằn, vất vả, ông đã nằm xuống nhẹ nhàng, thanh thản, để lại sau đó là một câu chuyện kể thật nhưng lạ kỳ như một huyền thoại về một lão thi nhân.

Mười người con lần lượt trưởng thành nhờ có một người cha kiên cường và một người mẹ chắt chiu, tần tảo. Nhà thơ Hữu Loan, bận bịu với cuộc sống mưu sinh, nuôi đàn con khôn lớn. Ban ngày, mòi vai thồ đá, ban đêm vác te vó nuôi con.

Ngoài việc thiếu thốn về vật chất, các con của ông cho biết 10 anh em chưa một lần trách móc, hờn giận gì về những lựa chọn của ông. Ngược lại, họ còn rất tự hào vì phần nào trong con người mình ít nhiều của được thừa hưởng từ sự tài hòa và tính cách thẳng thắn của ông để trưởng thành.

Nhà thơ Hữu Loan kết hôn hai lần, lần thứ nhất vào đầu năm 1949 với bà Lê Đỗ Thị Ninh. Sau khi bà Ninh mất, ông đã sáng tác bài Màu tím hoa sim để tỏ lòng tiếc thương vợ mình. Người vợ thứ hai của Hữu Loan là bà Phạm Thị Nhu, bài thơ Hoa lúa chính là bài thơ ông viết tặng người vợ thứ hai này.

Đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *