Voọc mũi hếch là loài quý hiếm ở vùng núi nào Việt Nam

Voọc mũi hếch là một trong những loài động vật quý hiếm trên thế giới. Những năm gần đây, nước ta là nơi duy nhất còn thấy được những cá thế của loài vật này. Để mọi người có thể hiểu rõ hơn về loài Voọc mũi hếch, mời tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Voọc mũi hếch là loài sinh vật đặc hữu quý hiếm

Voọc mũi hếch hay còn được gọi với tên khác là Voọc lông tuyết. Chúng có tên khoa học là Rhinopithecus thuộc họ Khỉ Cựu.

Voọc mũi hếch đã được phát hiện ở những vùng núi ở Châu Á, phía nam Trung Quốc. Chúng thường sống ở những khu vực núi cao trên 4000 m và vào mùa đông chúng sẽ di chuyển xuống vùng thấp hơn để tránh rét và tìm thức ăn.

voọc mũi hếch ở đâu

Hiện nay, theo thống kế số lượng Voọc mũi hếch trong tự nhiên chỉ còn dưới 200 con. Kẻ thù lớn nhất của chúng là các loài thú lớn. Do đó, chúng được xếp vào mức độ cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ về các loài động vật bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới và Việt Nam.

Chúng cao khoảng 75 cm và có đuôi dài gần bằng cơ thể. Voọc mũi hếch có màu lông nâu đen, lông quanh mặt và trên đầu có màu trắng nhạt. Con đực trưởng thành khi 7 tuổi và con cái trưởng thành là 4 tuổi.

Đây là một loài vật sống thành từ bầy đàn trên các khu vực núi cao. Cơn đực lớn nhất trong đàn sẽ bảo vệ cả đàn và kêu “chặc chặc… chặc chặc…” khi có nguy hiểm. Số lượng cá thể trong đàn có thể dao động từ 5 đến 600 con.

Voọc mũi hếch thường kiếm ăn từ 6h đến 17h hàng ngày. Thức ăn chủ yếu của chúng là hoa nghiến, nõn lá, vải rừng, dâu da, vải rừng, vỏ cây, địa y và lá của cây lá kim vào thời gian còn lại trong năm.

Đây là loài vật sống rất tình cảm giữa cá thể bố mẹ và con cái. Voọc mũi hếch bố mẹ rất chăm lo cho voọc con, đặc biệt là khi chúng đang sống ở khu vực thời tiết khắc nghiệt. Chúng không thích xuống đất, nhưng khi buộc phải xuống thì chúng di chuyển rất khéo léo.

Quá trình giao phối có thể xảy ra quanh năm nhưng đỉnh cao trong tháng 10.Thời kỳ mang thai của Voọc mẹ kéo dài từ 6 đến 7 tháng.

Voọc mũi hếch ở vùng núi nào ở Việt Nam

Chúng thường phân bố ở các vùng núi cao 1.500m tới 3.400m ở Châu Á bao gồm:

  • Trung Quốc: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu
  • Việt Nam: Tuyên Quang, Quảng Ninh, Yên Bái, Cao Bằng
  • Myanmar

voọc mũi hếch ở vùng núi nào

Các loài voọc mũi hếch

  • Voọc mũi hếch vàng (Rhinopithecus roxellana)
  • Voọc mũi hếch vàng Moupin (Rhinopithecus roxellana roxellana)
  • Voọc mũi hếch vàng Tần Lĩnh (Rhinopithecus roxellana qinlingensis)
  • Voọc mũi hếch vàng Hồ Bắc (Rhinopithecus roxellana hupeiensis)
  • Voọc mũi hếch đen (Rhinopithecus bieti)
  • Voọc mũi hếch xám (Rhinopithecus brelichi)
  • Voọc mũi hếch Bắc Kỳ (Rhinopithecus avunculus)
  • Voọc mũi hếch Myanmar (Rhinopithecus strykeri)

Bảo tồn Voọc mũi hếch ở Hà Giang

Được sự hỗ trợ của các nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt là tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI). Quần thể Voọc mũi hếch ở khu vực rừng Khau Ca thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Du Già huyện Yên Minh, Hà Giang đang được bảo tồn khá tốt.

Đây là loài động vật đặc hữu ở Việt Nam, và là 1 trong số 25 loài linh trưởng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trên thế giới. Năm 1912, loài Voọc được tìm thấy tại Trấn Yên, Yên Bái và cho đến ngày nay không còn tìm thấy loài Voọc này tại đây nữa.

Từ năm 1992 – 2002, một số quần thể Voọc mũi hếch được tìm thấy ở Na Hang, Chạm Chu (Tuyên Quang) và ở Bắc Kạn. Đặc biệt, tháng 1-2002, một quần thể Voọc mũi hếch với số lượng khoảng 80 – 90 con được tìm thấy tại khu vực rừng Khau Ca (Hà Giang).

Ngay sau khi phát hiện quần thể này tại Hà Giang, Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã quốc tế (FFI) đã phối hợp với UBND và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang triển khai các hoạt động bảo nhằm bảo tồn loài Voọc mũi hếch trên địa bàn. Dự án này không chỉ thành công  giúp Voọc mũi hếch thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng mà còn giúp chúng gia tăng số lượng cá thể.

Người dân ở gần rừng Khau Ca gọi loài Voọc mũi hếch này là Tu Cảng, Ca Đác hay Mò Pèn.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức bổ ích về loài Voọc mũi hếch và những đặc điểm của chúng. Hi vọng với những thông tin bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn.

3.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *