Hiện trạng cháy rừng ở Việt Nam, nguyên nhân, hậu quả, phòng chống

Hiện nay, thực trạng cháy rừng ở Việt Nam diễn ra ngày một phổ biến. Đây đang dần trở thành mối nguy hại lớn của xã hội nếu con người không kịp phòng ngừa và chấm dứt tình trạng này. Vậy, nguyên nhân và cách phòng chống cháy rừng ra sao, hãy đọc bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời.

Hiện trạng cháy rừng ở Việt Nam

Rừng được coi là một phần cần thiết không thể thiếu của thế giới. Cây cối quang hợp sẽ sản sinh ra ô xy để nuôi dưỡng các sinh vật sông trên trái đất. Bất kể loài sinh vật  nào sống trên trái đất này đều cần đến oxy,bởi oxy sẽ giúp duy trì sự sống.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay diện tích rừng bao phủ trên trái đất còn lại rất ít. Theo số liệu thống kê nước ta có đến ¾ là diện tích đồi núi mà đồi núi đó thì thường là những núi đồi nguyên sơ bị ít sự chạm tay của loài người , thế nhưng hiện tại chỉ sau có vài chục năm thì con số đó đã không còn nguyên vẹn. Một phần là do bàn tay con người phá hủy một mặt khác là do biến đổi khí hậu, nắng nóng thất thường dẫn đến cháy rừng.

Theo cơ quan khí tượng, bên cạnh nguyên nhân trực tiếp là áp thấp nóng phía tây kết hợp với gió Lào, nhiệt độ tăng cao thì hiện tượng cháy rừng còn là hệ quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, cộng thêm việc 2012 là năm đổi pha, sau La Nina (pha lạnh) là El Nino (pha nóng).

cháy rừng ở việt nam

Bên cạnh các khu rừng ven biển ở miền cực nam nằm trên các thảm than bùn, hay các vùng rừng Tây Nguyên với tập quán đốt rừng làm nương rẫy, vùng rừng núi phía Tây Bắc cũng là một khu vực bị thần lửa thường xuyên đe dọa. Trong mấy năm gần đây, rừng quốc gia Hoàng Liên thường xuyên bị cháy. Năm 2010, ít nhất 1.000 ha rừng Hoàng Liên bị thiêu rụi.

Như vậy, hiện trạng cháy rừng ở Việt Nam là không thể xem thường và phải tìm ra nguyên nhân và phương án xử lý kịp thời.

Nguyên nhân cháy rừng ở Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân cháy rừng mà các nhà nghiên cứu đã xác định được. Dưới đây là một trong số những yếu tố chủ yếu gây ra nạn cháy rừng ở Việt Nam.

  • Một trong những nguyên nhân cháy rừng hàng đầu là do sự thay đổi rõ rệt của khí hậu, trái đất nóng lên nhiệt độ cũng thay đổi thất thường theo. Biên độ nhiệt ngầy càng dao động mạnh lên và luôn giữ mức cao. Điều đó cho thấy nhiệt độ tại những nước nhiệt đới cao làm cho mùa hè khắc nghiệt hơn cháy rừng diễn ra phổ biến hơn.
  • Nền nhiệt độ luôn cao trên 40 độ C thì rất dễ dấn đến cháy rừng. Những khu rừng vào mùa hanh khô thường có dấu hiệu như là cây khô héo, cành cây, gốc cây trơ lại thường rất dễ bén lửa. Chỉ cần một chút lửa thôi nhưng do gió đưa đi làm cho cả cánh rừng mấy ha cũng có thể bị thiêu rụi trong vòng vài chục phút. Đây là nguyên nhân cháy rừng không thể bỏ qua.

Hậu quả của cháy rừng

Nếu con người còn tiếp tục gây ra cháy rừng hoặc không có ý thức bảo vệ rừng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một trong số đó có thể kể đến như sau:

  • Hâu quả đầu tiên cần nhắc tới là chúng ta đã bị mất đi cánh rừng hàng chục năm cũng có thể là hành trăm năm trong vào chục phút. Còn lại gì sau những ngọn lửa đó, chắc mọi người chỉ thu lại được than củi nhưng thay vào đó chúng ta đã mất thêm hàng chục năm nữa mới có thể lấy lại những gì đã mất.
  • Cháy rừng đồng nghĩa với việc chúng ta lại bị chậm lại hàng chục năm để trồng thêm rừng đó là một khoảng thời gian rất dài chính là những thách thức dành do loài người bởi không phải chỉ trồng thôi mà chúng ta còn cần có thêm nhiều biện pháp để chăm sóc và bảo vệ.
  • Không chỉ thế cháy rừng làm cho nhiều loài sinh vật bị thiêu rụi, xác động vật bị cháy đen sau những vụ cháy rừng trông rất thương tâm. Nếu như là những loài động vật quý hiếm thì sẽ gây ra sự mất cân bằng sinh thái.

Hậu quả của cháy rừng ở Việt Nam cũng giống như nhiều nước trên thế giới là mất cân bằng hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Mỗi người cần có ý thức phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng khỏi nguy cơ cháy rừng.

Cách phòng chống cháy rừng hiệu quả

Để phòng chống cháy rừng hiệu quả, mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ rừng, bên cạnh đó phối hợp nhiều cách bảo vệ rừng như sau:

phòng chống cháy rừng

Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy rừng

  • Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân về pháp luật phòng chống và chữa cháy rừng.
  • Tuyên truyền trên loa truyền thanh thường xuyên. Các huyện và cơ sở tổ chức họp dân, vận động ký cam kết khi dọn đốt nương rẫy không để cháy lan vào rừng.
  • Những chủ rừng thì cần phải có cam kết phòng chống cháy rừng khi tham gia trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh.
  • Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy. Vận động, tuyên truyền cho người dân không đốt rừng làm nương rẫy bừa bãi.

Xử lý nhanh, kịp thời cháy rừng

  • Đối với địa phương xảy ra cháy rừng thì cần phải chủ động xử lý nhanh chóng, kịp thời.
  • Làm rõ được nguyên nhân, xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm về luật phòng chống và chữa cháy rừng.
  • Khen thưởng cá nhân, tổ chức có thành tích trong phòng, chữa cháy rừng
  • Có chế độ khen thưởng cho cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong việc phòng chống và chữa cháy rừng.

Tăng cường kiểm tra bảo vệ rừng

  • Các hạt kiểm lâm huyện cần phải tăng cường kiểm soát các biện pháp phòng chống chữa cháy rừng của từng đơn vị, địa phương.
  • Giám sát, kiểm tra chặt chẽ người ra vào rừng.
  • Phát hiện sớm và xử lý nhanh chóng những vụ cháy khi vừa phát sinh.
  • Phân công, bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, gác trực vào mùa cao điểm, nắng nóng, hanh khô.
  • Theo dõi và cập nhật tình hình thời tiết thường xuyên sẽ giúp dự đoán được cấp cháy rừng nếu xảy ra. Từ đó, chỉ đạo, bố trí lực lượng, có các cách xử lý phù hợp, kịp thời.

Trên đây là thực trạng cháy rừng ở Việt Nam hiện nay. Thông qua bài viết, người đọc cũng nắm được hậu quả và nguyên nhân, từ đó tìm ra biện pháp phòng chống cháy rừng. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp người đọc nâng cao ý thức bảo vệ rừng và phòng chống mối nguy hại từ hiểm họa cháy rừng.

3.7/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *